Hướng dẫn cách thi công thảm trải sàn
Thảm trải sàn có màu sắc đa dạng, hoa văn độc đáo, chất liệu cao cấp, tính năng ưu việt… nên rất được yêu thích và có thể đáp ứng mọi nhu cầu thiết kế của chủ đầu tư. Tuy nhiên, việc thi công thảm lót sàn không đơn giản như lát gạch, lát sàn gỗ hoặc sàn nhựa, mà cần phải thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt. Lắp đặt thảm trải sàn đúng cách sẽ giúp không gian công trình trở nên sang trọng và hiện đại hơn.
Vậy làm thế nào để biết đơn vị thi công có làm đúng quy trình?
Hãy để chúng tôi giải đáp câu hỏi này giúp bạn thông qua các chia sẻ dưới đây nhé.
1. Khảo sát mặt bằng để xác định khối lượng thảm thực tế
Bước đầu tiên của việc thi công thảm lót sàn là khảo sát mặt bằng. Việc này giúp chúng ta xác định chính xác khối lượng thực tế của mặt bằng so với lý thuyết trên bản vẽ, từ đó đưa ra một định mức thảm phù hợp tránh lãng phí thảm hoặc thiếu hụt thảm.
Vì khối lượng thảm còn bao gồm cả phần hao hụt khi thi công và do đặc điểm đặc biệt của mặt bằng (sát tường, nhiều gấp khúc…) nên khối lượng thực tế của thảm sẽ là:
Khối lượng thực tế = khối lượng bản vẽ + khối lượng hao hụt
Thường thì khối lượng hao hụt dao động từ 5% đến 15% tùy vào mặt bằng nên bạn cần chú ý khảo sát, hoặc nhờ đơn vị khảo sát thực tế trước khi tiến hành đặt hàng khối lượng phù hợp và chính xác nhất.
Việc khảo sát sẽ do đơn vị thi công hoặc đơn vị bán thảm thực hiện. Chúng tôi có đội ngũ kỹ thuật chuyên môn sẽ tới đo đạc thực tế công trình, sau khi khảo sát và do thực tế chúng tôi sẽ tính toán dựa trên bản vẽ khách hàng để đưa ra khối lượng thực tế. Sau đó là đưa ra các tư vấn lựa chọn phù hợp khách hàng.
Sau khi đã đo đạc, xác định khối lượng thảm thì ta sẽ đi chuẩn bị mặt bằng phẳng để sẵn sàng thi công.
2. Chuẩn bị xử lý mặt bằng phẳng, vệ sinh mặt bằng thi công
Mặt bằng là lớp nền đặt thảm lên, nếu mặt bằng không phẳng phiu, mà có gồ ghề không được xử lý thì khi thi công sẽ làm mất thẩm mỹ mặt thảm, cũng như làm hỏng thảm gây rách thảm, bỏng sợi, tróc mí nối…
Nếu mặt bằng vẫn có chỗ lồi lõm, trũng nước hoặc gồ ghề bạn cần phải xử lý ngay. Vì chúng có thể ảnh hưởng đến độ bền và tính thẩm mỹ của mặt sàn sau khi lót thảm.
Ngoài ra, đa số các loại thảm đều cần dùng keo vì vậy mà nếu mặt bằng không sạch sẽ, còn nhiều bụi bẩn thì sẽ gây ảnh hưởng đến keo, gây bong tróc khi sử dụng sau này. Bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng để lớp keo không bị lỏng lẻo hoặc dính các tạp chất khác nhé!
Dưới đây là bộ tiêu chuẩn mặt bằng để trải thảm tốt nhất:
- Độ ẩm thích hợp từ 10% đến 60%
- Nhiệt độ môi trường phòng không nóng quá 36 độ C và không quá thấp dưới 18 độ C.
- Độ pH từ 5 – 9 đối với mặt sàn
- Mặt bằng phải khô, sạch không có bụi bẩn, không có tạp chất.
- Đồ nội thất phải được di dời khi thi công.
Trong quá trình thi công không được có người ngoài vào trừ những nhân viên thi công và giám sát.
3. Đóng nẹp quanh phòng tăng tính thẩm mỹ
Đóng nẹp xung quanh phòng. Tùy thuộc vào độ dày của thảm, đơn vị thi công sẽ đóng nẹp xung quanh văn phòng và cách chân tường từ 5 – 20mm. Để nâng cao tính thẩm mỹ cho văn phòng, các thanh nẹp sau khi đóng phải liên kết với nhau và cách đều chân tường.
4. Tiến hành đo đạc, cắt và trải tấm lót sàn
Khác với việc đo đạc khối lượng thảm, việc đo đạc tại thực tế công trình khi thi công lót thảm giúp cho việc cắt thảm thêm phần chính xác.
Sau khi đo đạc ta trải tấm lót thảm khít với nẹp đóng ở chân tường và không nên cắt ghép quá nhiều, vì có thể ảnh hưởng đến vẻ đẹp của văn phòng.
5. Hướng dẫn thi công thảm lót sàn nhà
a. Quy trình thi công thảm trải sàn
Quy trình lót thảm trải sàn khá giống với lát gạch. Tuy nhiên, thảm tấm có kích nhiều kích thước như 50×50 cm, 50×100 cm, 25×100 cm… nên bạn có thể cắt gọt và tùy chỉnh hoa văn theo thiết kế.
Về cơ bản thì ta sẽ trải một tấm mút lót thảm lên trên mặt bằng sau đó phết keo lên thảm. Miếng xốp sẽ dính keo đây là bước đầu của cách cố định thảm trải sàn.
Đối với tấm thảm đầu tiên, các đơn vị thi công thường lót sát một bên tường và căng thảm thật phẳng, tránh gồ ghề để hạn chế tình trạng phồng rộp, việc căng từ bên tường sẽ giúp cố định thảm tốt hơn.
b. Cách trải và thi công thảm lót sàn
- Cách trải tấm lót đầu tiên: Bôi trên lên tấm lót và sàn nhà, sau khoảng 5 – 10 phút để keo trên sàn xe lại rồi trải tấm lót xuống. Những tấm tiếp theo thực hiện tương tự như tấm đầu tiên.
- Cách trải tấm thảm thứ 2: Vẫn căng thảm như tấm đầu, nhưng cần phải lưu ý chiều ngả thảm của tấm trước hoặc họa tiết trên thảm trước khi trải. Tiếp theo, bạn nên cố định 1 cạnh ở sát chân tường và 1 cạnh khít chặt với tấm đầu.
Sau khi 2 tấm thảm khít với nhau, tiến hành nối băng keo. Đặt băng keo đều dưới 2 đế thảm đã trải và dùng bàn là (bàn ủi) để keo tan chảy. Lưu ý: di chuyển bàn là với tốc độ vừa phải để không bị ảnh hưởng đến quá trình tan chảy của keo.
- Cách trải những tấm thảm tiếp theo: thực hiện theo đúng quy trình như trên.
- Ta có cách làm phẳng thảm trải sàn như sau: Để giữ cho thảm được căng, không nhấp nhô thì ta sẽ sử dụng kích căng bề mặt thảm giúp thảm phẳng theo bề mặt.
6. Kiểm tra và hoàn tất việc thi công
Khảo sát và kiểm tra lại để đảm bảo quy trình trải thảm diễn ra hoàn hảo nhất, bạn nên kiểm tra lại các phần tiếp xúc giữa các tấm thảm với nhau.
Nếu xảy ra tình trạng bong tróc, phồng rộp cần có hướng xử lý ngay. Ngoài ra, để văn phòng đẹp mắt hơn bạn nên vệ sinh chân tường và các phần thừa còn lại sau khi trải thảm.
7. Phụ kiện thảm cần khi thi công
Mút lót thảm
Đây là loại mút mỏng bằng cao su xốp được đặt dưới thảm giúp tăng độ êm và bền của thảm, tránh tiếp xúc trực tiếp với bề mặt xi măng. Ngoài ra tác dụng giúp cách âm cũng rất tốt.
Keo dán thảm
Đây là loại keo chuyên dụng cho việc dán thảm, bao gồm nhiều loại, có loại rất độc hại. Chúng tôi sử dụng keo hàn quốc chuyên dụng cho việc thi công thảm ít mùi và an toàn sức khỏe hơn.
Nẹp đinh
Nẹp đinh là phụ kiện không thể thiếu để cố định thảm trải sàn, với cấu tạo mặt răng găm vào thảm khoảng 2mm, nẹp khi găng vào tường sẽ giúp thảm khít và bám sát vào mặt sàn.
8. Hỏi đáp thường gặp
a. Thi công thảm văn phòng cần lưu ý gì?
Văn phòng là nơi làm việc nên việc thi công sẽ ảnh hưởng đến quá trình làm việc của nhân viên. Vì thế cần sắp xếp thời gian hợp lý từng khu vực thi công.
Nội thất khi thi công cũng phải được di dời nên phải có sự chuẩn bị trước.
Thông thường để keo khô và bay hết mùi thì cần 2 – 4 ngày tùy độ lớn văn phòng. Nếu sử dụng quá sớm có thể gây mùi khó chịu.
b. Giá thi công thảm trải sàn?
Mức giá giao động từ 20.000 đồng/m2 đến 50.000đ/m2 tùy khu vực nội ngoại thành và tình trạng đồ đạc trên sàn.
Yếu tố ảnh hưởng giá bao gồm: phí sữa chửa, xử lý mặt bằng, phí vận chuyển ngoại thành, thi công liên tỉnh, bóc dỡ thảm cũ, vận chuyển nội thất, đồ đạc….
c. Cách Thi công thảm trải cầu thang?
Cầu thang khá là đặc biệt và liền mạch, nếu sử dụng thảm tấm sẽ cắt ghép nối rất mất thẩm mỹ, vì vậy mà bạn nên sử dụng thảm cuộn sẽ tốt hơn để đảm bảo sự liền lạc.
Trải cầu thang thì phí sẽ khá cao vì độ hao hụt rất nhiều. Hãy cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn nhé.
d. Bảo hành thi công như thế nào?
Việc bảo hành thảm trong quá trình sử dụng, chúng tôi đảm bảo và phòng ngừa rủi ro cho khách hàng ngay trong quá trình thi công. Nếu trong quá trình sử dụng mà thảm bị vấn đề thì sẽ có biện pháp hỗ trợ ngay khi khách hàng thông báo.
Thông thường sau khi hoàn thành thi công chúng tôi không gặp trường hợp nào cần phải bảo hành do lỗi kỹ thuật, mà chủ yếu nguyên nhân đến từ việc sử dụng thảm trải sàn của khách hàng như: thời gian chờ keo khô chưa đủ lâu, kéo vật nặng trên thảm làm bong keo dán…, tuy nhiên với bất kỳ lỗi nào trong thời gian bảo hành chúng tôi luôn hỗ trợ sửa chữa và thay thế cho khách hàng nhanh nhất có thể.
Trên đây là bài viết hướng dẫn thi công thảm lót sàn nhà của chúng tôi, nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn chi tiết cách thi công trải thảm hãy liên hệ với chúng tôi, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn tận tình và hoàn toàn miễn phí.